-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TRUNG QUỐC “SOÁN NGÔI” MỸ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ROBOT
Ngày 04/04/2024
Bình luận (0)
Trung Quốc đã soán ngôi vương trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về lĩnh vực robot. Chiến lược "Made in China 2025" vạch ra mục tiêu đầy tham vọng: biến Trung Quốc thành trung tâm sản xuất robot lớn nhất thế giới, với thị trường robot trị giá 100 tỷ USD vào năm 2025.
1. Giới thiệu chung về ngành công nghiệp robot
Robot là một cỗ máy có thể tự động thực hiện các hàng động phức tạp, với những tiến bộ về cả phần cứng và phần mềm, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống vi cơ điện tử và nhận dạng thị giác, robot ngày càng trở nên có khả năng và linh hoạt hơn. Robot được sử dụng trong nhiều ứng dụng và ngành công nghiệp, từ sản xuất, hậu cần, khách sạn đến xây dựng đến chăm sóc sức khỏe và nhiều lĩnh vực khác và hứa hẹn sẽ đảo ngược tình trạng suy giảm năng suất toàn cầu hiện nay.
Ngành công nghiệp robot
Mỗi ngày, chúng ta đều thấy rõ được công nghệ đang phát triển, thay đổi cách chúng ta làm việc và kinh doanh, chỉ trong 50 năm, thị trường robot đã phát triển đáng kể, các kỹ sư hiện đang ưu tiên đưa "trí thông minh thực sự" vào robot để tăng độ phức tạp và hiệu quả, nuôi dưỡng sự cộng tác an toàn với con người trong môi trường sản xuất. Theo báo cáo của Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR) năm 2023, tổng số lượng robot công nghiệp đang hoạt động trên toàn cầu ước tính là 3,5 triệu vào năm 2022 và số lượng này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong tương lai, đi cùng với đó là sự linh hoạt, trí thông minh,...đều sẽ được các kỹ sư tích hợp phát triển trong robot.
2. Đánh giá vượt qua định kiến “Trung Quốc chỉ là kẻ sao chép của Mỹ trong lĩnh vực robot”
Quan niệm phổ biến cho rằng Trung Quốc chỉ là kẻ sao chép, còn Mỹ là nhà đổi mới, thường dẫn đến thái độ thiếu quyết đoán trong việc phát triển công nghệ và chính sách công nghiệp. Mỹ tự tin rằng vị thế dẫn đầu về đổi mới sẽ bảo vệ họ khỏi nguy cơ. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng những kẻ đổi mới có thể dễ dàng bị đè bẹp bởi những máy photocopy có cấu trúc chi phí thấp hơn. Để đánh giá khả năng đổi mới của một quốc gia là điều không dễ dàng, đặc biệt đối với Trung Quốc. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc hạn chế tiết lộ thông tin về năng lực công nghiệp và công nghệ của họ. Bất chấp điều này, Viện Đổi mới và Công nghệ Thông tin (ITIF) đã sử dụng ba phương pháp để đánh giá sự đổi mới của Trung Quốc trong lĩnh vực robot.
Đầu tiên ITIF tiến hành đánh giá ba công ty chế tạo robot Trung Quốc được chọn ngẫu nhiên từ danh sách R&D 2000 của EU, sau đó tổ chức các cuộc phỏng vấn và hội nghị bàn tròn với các chuyên gia toàn cầu về ngành công nghiệp robot của Trung Quốc, cuối cùng ITIF đánh giá dữ liệu về đổi mới chế tạo robot, bao gồm các bài báo khoa học và bằng sáng chế. Kết quả nghiên cứu của ITIF cho thấy Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực robot và họ đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Mỹ và có thể vượt qua Mỹ trong tương lai gần.
Trung quốc và Mỹ trong cuộc chiến dẫn đầu ngành công nghiệp tự động hóa
3. Mỹ đang đánh mất vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp robot
Ngành công nghiệp robot của Mỹ là con tàu lượn siêu tốc, luôn lao vút về phía trước nhưng cũng đầy rẫy chông gai và bất ngờ. Nếu Mỹ không tiếp thêm năng lượng cho nó, con tàu sẽ chạy chậm dần và sẽ bị tụt lại phía sau so với các cường quốc khác. Mặc dù là quốc gia phát minh ra robot, hiện nay Mỹ đang tụt hậu sao với các đối thủ như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. So với Nhật Bản, một trong các cường quốc tập trung và phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp robot Mỹ chỉ chiếm 5,4% xuất khẩu robot trong khi Nhật Bản chiếm 46% sản lượng và 36% xuất khẩu toàn cầu vào năm 2022. Mặc dù Mỹ có GDP lớn hơn gấp ba lần Nhật Bản nhưng cường độ xuất khẩu robot của Nhật Bản cao hơn Mỹ gấp 20 lần.
Nguyên nhân chính là do thiếu vốn đầu tư kiên trì, trong khi các quốc gia khác sẵn sàng đầu tư để phát triển ngành công nghiệp này. Ngành công nghiệp robot Mỹ đang gặp nhiều bất lợi, hiện không có nhà máy nào sản xuất robot công nghiệp ở Mỹ, các công ty lớn như ABB và Fanuc có trụ sở tại Mỹ, nhưng hầu hết hoạt động R&D và sản xuất tiên tiến của họ đều diễn ra ở nước ngoài. Ngoài ra, Mỹ cũng thiếu các nhà cung cấp linh kiện robot, khiến việc sản xuất robot trong nước trở nên khó khăn. Do đó, Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại 1,26 tỷ USD trong lĩnh vực robot vào năm 2022, với xuất khẩu chỉ bằng 28% giá trị nhập khẩu.
>> xem thêm các loại cánh tay robot
Tuy nhiên, Mỹ vẫn có những điểm mạnh trong lĩnh vực robot, Mỹ có nhiều công ty khởi nghiệp sáng tạo về robot, một phần nhờ năng lực phần mềm mạnh mẽ, các công ty Mỹ như Rockwell Automation rất mạnh về dịch vụ trong lĩnh vực robot. Nhưng sự đổi mới không phải lúc nào cũng dần đến vị thế dẫn đầu về sản xuất và bán hàng. Nếu các quốc gia khác có thể sao chép nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giá cả cạnh tranh hơn, Mỹ có thể tiếp tục tụt hậu trong ngành công nghiệp robot. Để khắc phục tình trạng này, Mỹ cần tăng cường đầu tư hơn nữa và nghiên cứu và phát triển robot, hỗ trợ các nhà sản xuất robot trong nước, phát triển các nhà cung cấp linh kiện.
Ngành công nghiệp robot tự động hóa
4. Chiến lược robot đưa Trung Quốc lên đỉnh cao thế giới
Nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài, robot của Trung Quốc có thể trở thành số một thế giới sau 2 đến 3 năm nữa. — Xie Ming, Phó Giáo sư, Trường Kỹ thuật Cơ khí & Hàng không Vũ trụ, Đại học Công nghệ Nanyang.
Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua tự động hóa với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc cam kết đầu tư mạnh mẽ vào robot và công nghệ tự động hóa. Nhờ đó, Trung Quốc đã trở thành thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới trong 8 năm liên tiếp, theo IFR. Vào năm 2021, Trung Quốc đã lắp đặt số robot trên mỗi công nhân sản xuất nhiều hơn 18% so với Hoa Kỳ. Và khi kiểm soát thực tế là lương sản xuất của Trung Quốc thấp hơn đáng kể so với lương của Mỹ, vào năm 2021, Trung Quốc có tỷ lệ sử dụng robot trong sản xuất cao gấp 12 lần so với Hoa Kỳ. Năm 2022, 52% robot công nghiệp trên toàn cầu được lắp đặt tại Trung Quốc, tăng từ 14% một thập kỷ trước. Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, vốn là thị trường tiêu thụ robot công nghiệp lớn nhất, cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển này.
>> xem thêm giải pháp tự động hóa
Trái ngược với Hoa Kỳ, nơi robot thường bị xem là mối đe dọa, Trung Quốc coi đây là công cụ thiết yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành trung tâm đổi mới và sản xuất robot hàng đầu thế giới vào năm 2025. Chính phủ Trung Quốc cung cấp các khoản trợ cấp, ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính khác cho các công ty mua và sản xuất robot, Trung Quốc đã thành lập các trung tâm nghiên cứu robot tập trung và các cụm sản xuất để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và chính phủ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cho phát triển một hệ sinh thái robot toàn diện bao gồm các nhà cung cấp linh kiện, nhà sản xuất robot, nhà tích hợp hệ thống và nhà cung cấp dịch vụ. Không chỉ vậy, Trung Quốc có một lợi thế khác, các phương tiện truyền thông, giới học giả và quan chức chính phủ coi robot đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của đất nước. Còn ở Mỹ robot bị coi là sự tàn ác, những cỗ máy hủy diệt, về lâu dài, sự đổi mới sẽ dễ dàng hơn trong một xã hội chào đón robot hơn là một xã hội coi chúng là quỷ dữ.
Robot đưa Trung Quốc lên đỉnh cao thế giới
5. Trung Quốc “soán ngôi” Mỹ trong ngành công nghiệp robot
Trung Quốc có thể không dẫn đầu về sự đổi mới trong ngành công nghiệp robot, nhưng chính là kẻ dẫn đầu. Những con số đã cho chúng ta thấy được Trung Quốc trở thành kẻ dẫn đầu trong ngành công nghiệp đầy tiềm năng này. Robert D. Atkinson, chủ tịch ITF và tác giả của báo cáo, cho biết: “Trung Quốc hiện là thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới. Vào năm 2022, số lượng lắp đặt hàng năm là 290.258 chiếc đã thay thế kỷ lục trước đó của năm 2021 với mức tăng trưởng 5%. Mức tăng mới nhất này rất đáng chú ý vì nó thậm chí còn vượt qua kết quả năm 2021, tăng 57% so với năm 2020. Doanh thu ngành chế tạo robot của nước này năm 2022 vượt 170 tỷ nhân dân tệ (hơn 23,94 tỷ USD), và luôn duy trì mức tăng trưởng hai con số. Năm 2022, sản lượng robot công nghiệp của Trung Quốc chiếm hơn 50% sản lượng toàn cầu, và trong 6 tháng đầu năm 2023, con số này đạt 222.000 robot, tăng 5,4% so cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ robot trong ngành chế tạo của Trung Quốc đạt 392 robot/10.000 công nhân. Trước đó, trong năm 2022, tỷ lệ này của Trung Quốc là 322, xếp sau Hàn Quốc (1.000), Singapore (670), Nhật Bản (399) và Đức (397). Hiện tại, robot công nghiệp đã “phủ sóng” ở 60 ngành, nghề với hơn 168 phân ngành sản xuất trong nền kinh tế của Trung Quốc, như logistics, nông nghiệp, dịch vụ, y tế, xây dựng... Thí dụ như: robot phân loại hàng hóa ở kho hàng của các công ty vận chuyển; máy phun thuốc trừ sâu tự động; máy hái hoa quả tự động; robot giao đồ tận cửa phòng ở khách sạn…
Hơn thế nữa, ngành công nghiệp này tại Trung Quốc được sự hậu thuẫn to lớn từ Chính phủ. Chính phủ Trung Quốc đặt ngành công nghiệp robot làm ưu tiên hàng đầu cùng với quan điểm của các nhà nghiên cứu, học giả đều coi robot đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Những điều trên đã cho ta nhận thức được rằng nếu Mỹ không thay đổi quan niệm coi robot là quỷ dữ, không tăng cường sự đổi mới, đầu tư mạnh tay hơn thì chẳng thể giành lại vị thế dẫn đầu của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA ICA
Chuyên cung cấp các Robot công nghiệp và máy móc tự động hóa trong các nhà máy sản xuất lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và tự động hóa.
🏭Trụ sở chính: Tuyến số 2, khu công nghiệp Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
Chi nhánh 1: Flat/rm 705,7/f,fa Yuen Commercial Building, no.75-77, Fa Yuen Street, mong Kok, Kowloon, Hong Kong
Chi nhánh 2: Room 205, Building 11, Bihaimingyuan, XiXiang District, XiXiang, Baoan Shenzhen, Guangdong, China
Hotline : 0949060848 Tel: (024)22155226
🌐Website: https://icatech.com.vn