-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
IIoT (Industrial Internet of Things) - Vạn vật kết nối công nghiệp
Ngày 08/06/2024
Bình luận (0)
Công nghiệp 4.0 đại diện cho một bước tiến lớn trong ngành công nghiệp, đưa ra một cách tiếp cận mới đối với sản xuất và vận hành nhà máy. Nó không chỉ kỳ vọng vào việc tự động hóa quy trình sản xuất mà còn kết hợp các công nghệ số hóa và thông tin trong một hệ thống hoàn chỉnh. Đó là sự kết nối nhiều công nghệ kỹ thuật số với nhau và chia sẻ dữ liệu bằng cách sử dụng IIoT . Với IIoT, các công ty công nghiệp có thể số hóa quy trình, chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng như cải thiện hiệu suất và năng suất.
1. IIoT là gì?
IIoT (Industrial Internet of Things) –là một hệ thống kết nối các thiết bị, cảm biến, máy móc thông qua internet với các ứng dụng công nghiệp. Mục đích nhằm thu thập, giám sát và phân tích dữ liệu từ các hoạt động vận hành sản xuất.
IIoT cũng được gọi là Internet công nghiệp, nó tận dụng sức mạnh của máy móc thông minh và phân tích thời gian thực để tối ưu hóa các quy trình công nghiệp. Từ đó giúp đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu đã được tạo ra trong quá khứ.
IIoT - Hệ thống kết nối các thiết bị, cảm biến, máy móc thông qua internet
2. Tính năng của IIoT
2.1. Kết nối
IIoT kết nối mọi thứ trong môi trường công nghiệp, từ máy móc, cảm biến, đến hệ thống điều khiển và mạng lưới vận tải.
Mạng lưới thông tin này cho phép thu thập và truyền tải dữ liệu theo thời gian thực, tạo ra một hệ thống mạng lưới liên thông.
2.2. Dữ liệu
IIoT thu thập dữ liệu thời gian thực từ các thiết bị kết nối, cung cấp cái nhìn sâu sắc về hoạt động sản xuất và vận hành.
Dữ liệu thu thập bao gồm thông tin về vận hành máy móc, chất lượng sản phẩm, môi trường làm việc, tiêu thụ năng lượng và hành vi người lao động.
2.3. Phân tích
Dữ liệu IIoT được phân tích bằng các công nghệ tiên tiến như Big Data, Machine Learning và AI để trích xuất thông tin giá trị và đưa ra quyết định thông minh.
Phân tích dữ liệu giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn, tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.
2.4. Tự động hóa
IIoT hỗ trợ tự động hóa các quy trình công nghiệp, giảm thiểu sự can thiệp của con người và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tự động hóa IIoT bao gồm tự động hóa quy trình sản xuất, vận hành và quản lý.
>>>Đọc thêm: Giải pháp về tự động hóa
2.5. Tăng cường an toàn
IIoT giúp giám sát và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn và ngăn ngừa tai nạn trong môi trường công nghiệp.
Việc giám sát an toàn IIoT bao gồm giám sát môi trường làm việc, máy móc và thiết bị, cũng như hành vi của người lao động.
3. Lợi ích IIoT mang đến cho doanh nghiệp
3.1. Dự đoán bảo trì, bảo dưỡng đúng thời điểm
Máy móc sản xuất, dây chuyền lắp ráp sử dụng các cảm biến IIoT được nối mạng, theo dõi các chỉ số về độ hao mòn, hiệu suất của thiết bị một cách thông minh. Sau đó phân thích dữ liệu thời gian thực, ước tính thời điểm cần bảo chì để doanh nghiệp lên kế hoạch bảo trì, giảm thiểu chi phí và thời gian chết do máy móc hỏng hóc.
>>>Đọc thêm: Dịch vụ bảo trì bảo dưỡng máy tự động hóa
3.2. Quản lý chất lượng tốt hơn
Ứng dụng IIoT các thiết bị thông minh kết nối Internet cho phép cảnh báo các bất thường từ hệ thống sản xuất trước khi chúng gây ra sự cố, ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
3.3. Đo lường và quản lý hệ thống máy móc
Các công nghệ IIoT tích hợp với thiết bị hiện đại có để thu thập và phân tích dữ liệu hiệu suất trên toàn bộ dây chuyền sản xuất của bạn. Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) được cải thiện bằng cách sử dụng các cảm biến IIoT được nối mạng và các thiết bị thông minh. Các hoạt động hiển thị được thể hiện rõ ràng. Từ đó loại bỏ những thao tác thừa, tối ưu hoạt động sản xuất.
3.4. Năng suất hơn, an toàn hơn
Máy móc được gắn cảnh báo, cảm biến và kết nối với các thiết bị hỗ trợ IIoT, cảnh bảo cho công nhân về các mối nguy hiểm khi tới gần. Đồng thời nâng cao năng suất của họ khi làm việc với máy móc và các thiết bị thông minh.
Mô hình tổng thể kết nối - thu thập - xử lý dữ liệu
4. Ứng dụng của IIoT
IIoT đang len lỏi vào hầu hết mọi ngành công nghiệp, mang đến sự đổi mới, tối ưu hóa và hiệu quả vượt trội, điển hình như:
4.1. Sản xuất
Tự động hóa dây chuyền sản xuất: Sử dụng robot, hệ thống tự động và các cảm biến thông minh để thực hiện các tác vụ sản xuất theo lập trình, nâng cao hiệu quả và độ chính xác.
Giám sát thời gian thực: Theo dõi trạng thái hoạt động của máy móc, thiết bị và quy trình sản xuất theo thời gian thực, giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và ngăn chặn sự cố.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Phân tích dữ liệu thu thập được từ IIoT để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao năng suất.
Dự đoán bảo trì: Phân tích dữ liệu để dự đoán thời điểm cần bảo trì máy móc, thiết bị, giúp giảm thiểu thời gian chết và tối ưu hóa chi phí bảo trì.
Ứng dụng của IIoT đối với sản xuất
4.2. Công nghiệp ô tô
Phát triển xe thông minh: IIoT là yếu tố quan trọng trong việc phát triển xe thông minh. Các cảm biến và hệ thống IIoT được tích hợp vào các phần của xe như động cơ, hệ thống lái và hệ thống giải trí giúp cải thiện hiệu suất, an toàn và trải nghiệm lái.
Kết nối xe với nhau: Xe được trang bị cảm biến và hệ thống giao tiếp V2V (Vehicle-to-Vehicle) giúp chia sẻ thông tin về vị trí, tốc độ và tình trạng giao thông, giúp tránh va chạm và tắc nghẽn giao thông.
Hỗ trợ lái xe: Hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS) sử dụng IIoT để giúp người lái xe trong các tình huống như phanh khẩn cấp, giữ làn đường và hỗ trợ đỗ xe.
Ứng dụng của IIoT đối với công nghiệp ô tô
4.3. Kho hàng và vận tải
Hệ thống theo dõi hàng hóa: Sử dụng cảm biến RFID, mã vạch và camera để theo dõi vị trí, trạng thái (như nhiệt độ, độ ẩm) và di chuyển của hàng hóa trong kho, giúp tối ưu hóa việc sắp xếp, xuất nhập kho và kiểm soát hàng tồn kho.
Hệ thống quản lý kho thông minh: Tự động hóa các quy trình kho hàng như nhận hàng, kiểm hàng, sắp xếp, xuất kho và theo dõi hàng tồn kho, giúp giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Theo dõi phương tiện: Sử dụng GPS và các cảm biến khác để theo dõi vị trí, tốc độ, trạng thái (như nhiên liệu, tải trọng) của phương tiện vận tải trong thời gian thực, giúp tối ưu hóa tuyến đường, giảm thiểu thời gian giao hàng và tiết kiệm chi phí nhiên liệu.
Ứng dụng của IIoT đối với kho hàng và vận tải
5. Tương lai của IIoT hứa hẹn những điều phi thường
Tương lai của IIoT đang hứa hẹn những cơ hội lớn và đem lại những sự thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp:
- Chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện: IIoT sẽ là chìa khóa để số hóa dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả và linh hoạt.
- Phân tích dữ liệu bùng nổ: Phân tích dữ liệu lớn sẽ kết hợp dữ liệu IIoT, giúp doanh nghiệp nắm bắt thời gian thực, đưa ra quyết định sáng suốt.
- Mạng 5G bùng nổ: 5G sẽ cung cấp tốc độ và độ tin cậy vượt trội, hỗ trợ triển khai IIoT quy mô lớn.
- Ứng dụng rộng khắp: IIoT sẽ len lỏi vào mọi ngành nghề, từ sản xuất, năng lượng đến y tế, giao thông, v.v.
Tuy nhiên, tiềm năng to lớn đi kèm với thách thức:
- Vượt qua rào cản áp dụng: Việc áp dụng IIoT trên thực tế còn hạn chế, cần nâng cao nhận thức và giải pháp phù hợp.
- Bảo mật mạng: Bảo vệ dữ liệu và hệ thống IIoT khỏi các mối đe dọa mạng là ưu tiên hàng đầu.
- Kỹ năng lao động: Nâng cao kỹ năng người lao động để vận hành và khai thác tối ưu IIoT.
- Dù còn nhiều thách thức, IIoT chắc chắn sẽ định hình tương lai công nghiệp, mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và xã hội.
6. Đơn vị cung cấp giải pháp và các thiết bị tự động hóa
ICATECH là đơn vị có đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao về tự động hóa và giàu kinh nghiệm trong việc thiết kế, chế tạo và lắp ráp giải pháp máy tự động hóa cho nhiều đơn vị khách hàng. ICATECH không chỉ giúp khách hàng hiện thực hóa yêu cầu, mang đến cho khách hàng giải pháp với chất lượng tốt nhất mà chúng tôi còn đáp ứng và hỗ trợ khách hàng trong chính sách bảo hành, hướng dẫn sử dụng từ đó giúp khách hàng yên tâm sử dụng giải pháp và các thiết bị.
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA ICA
Chuyên cung cấp các Robot công nghiệp và máy móc tự động hóa trong các nhà máy sản xuất lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và tự động hóa.
🏭Trụ sở chính: Tuyến số 2, khu công nghiệp Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
Chi nhánh 1: Flat/rm 705,7/f,fa Yuen Commercial Building, no.75-77, Fa Yuen Street, mong Kok, Kowloon, Hong Kong
Chi nhánh 2: Room 205, Building 11, Bihaimingyuan, XiXiang District, XiXiang, Baoan Shenzhen, Guangdong, China
Hotline: 0949060848 Tel: (024)22155226
🌐Website: https://icatech.com.vn